Cầu Cổng Vàng ở San Francisco và những bí ẩn

Cầu Cổng Vàng ở San Francisco là một địa danh lịch sử nổi tiếng ở Mỹ. Cùng tìm hiểu qua đôi nét về cây cầu này nhé.

Tên tiếng Anh: Golden Gate Bridge

Dài: 2.737 mét

Cao: 227 mét

Vị trí: Eo biển Golden Gate

Xem thêm tin tức >> Vé máy bay đi Mỹ khứ hồi

Cầu Cổng Vàng ở San Francisco và những bí ẩn

Cầu Cổng Vàng được xây dựng từ năm 1933 và hoàn thành vào tháng 4 năm 1937 bắc qua eo biển Golden Gate nối liền vịnh San Francisco với Thái Bình Dương. Cầu Cổng Vàng đã từng là cây cầu treo dài nhất thế giới kể từ khi nó được khánh thành đến nay tuy vị trí của nó không còn là “ dài nhất” thế giới tuy nhiên về mặt hình ảnh và biểu tượng thì Cầu Cổng Vàng là một biểu tượng gắn liền với San Francisco, gắn liền với nước Mỹ. Cho dù bạn đi đến đâu chỉ cần thấy hình ảnh Cầu Cổng Vàng bạn sẽ nghĩ ngay đến San Francisco, nghĩ ngay đến Bang California và nghĩ về nước Mỹ. Về mặt kiến trúc thiết kế Cầu Cổng Vàng được Hiệp hội kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ công nhận là một trong những kỳ quan của thế giới hiện đại.

Cầu Cổng Vàng – San Francisco

Câu chuyện xây cầu Cổng Vàng

Trước khi có cầu Cổng Vàng để đi lại giữa San Francisco và Hạt Marin ngày nay người ta vẫn phải di chuyển bằng Phà là phương tiện chủ yếu. Trong đó công ty Phà Cổng Vàng một công ty con của Đường Sắt Nam Thái Bình Dương một tập đoàn về Phà và Đường sắt lớn nhất thế giới vào năm 1920 là đơn vị chính khai thác dịch vụ này. Dịch vụ Phà mang lại một nguồn thu nhập rất lớn cho công ty và cho kinh tế trong vùng, mỗi chuyến Phà mất khoảng 20 phút và 100 USD cho mỗi phương tiện. Thời điểm đấy người ta đã nghĩ đến cần có một chiếc Cầu để nối San Francisco và vùng đất mới Hạt Marin, dự án này đã được ấp ủ từ rất lâu khoảng năm 1872 nhưng nó vẫn chưa được thực hiện. Các chuyên gia xây dựng về Cầu cho rằng việc xây cầu là không thể vì mực nước ở đây rất sâu, sóng mạnh và xoáy, kèm theo gió biển giật đến 100 km/h đồng thời là một trong những vùng ảnh hưởng của động đất nên việc xây dựng cầu là không khả thi kèm theo một khoản chi phí xây dựng rất lớn ước tính thời điểm đó lên đến 100 triệu đô la Mỹ.

Năm 1906 một trận động đất ở San Francisco làm 3.000 người chết chỉ cách vị trí dự định xây cầu 13 km. Chính vì những nguyên nhân này mà người ta phản đối việc xây dựng cầu rất nhiều không chỉ Hải Quân Mỹ lo ngại việc xây cầu cản trở hoạt động động giao thông trong căn cứ quân đội mà còn sự phản đối quyết liệt từ các công ty Phà mà phải kể đến là Đường Sắt Nam Thái Bình Dương vì họ cho rằng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Mãi đến năm 1916 James H. Wilkins một kỹ sư kết cấu và là biên tập viên của báo San Francisco Call Bulletin đã thu hút được sự chú ý của Michael M. O’Shaughnessy kỹ sư xây dựng của thành phố San Francisco thời điểm đó về ý tưởng xây cầu.

Michael M. O’Shaughnessy – Kỹ sư của thành phố San Francisco

Năm 1919 các quan chức thành phố chính thức yêu cầu O’Shaughnessy đánh giá khả năng xây cầu bắc qua Eo biển Golden Gate. O’Shaughnessy đã tham khảo ý kiến của những kỹ sư nổi tiếng trên toàn nước Mỹ về khả năng này, tất cả đều đánh giá là không khả thi cho đến khi gặp Joseph Baermann Strauss một kỹ sư tràn đầy khát vọng và đam mê, Strauss ước tính chi phí xây dựng chỉ trong khoảng 30 triệu Đô la Mỹ so với con số 100 triệu đô la Mỹ ước tính của hầu hết các suy đoán còn lại

Năm 1921 Strauss gửi bản thảo về Cầu Công Vàng cho O’Shaughnessy và Edward Rainey thư ký của Thị trưởng San Francisco bấy giờ. O’Shaughnessy phải mất 1 năm rưỡi với bản thảo thiết kế đó, trong thời gian này Strauss đã làm công tác vận động trên toàn cộng đồng miền Bắc California rằng đó không chỉ là một dự án khả thi và việc thanh toán sẽ được chi trả bằng phí thu cầu.

Bản thảo đầu tiên về Cầu Cổng Vàng

Cuối năm 1922 O’Shaughnessy công bố bản thiết kế của Strauss, công chúng đã phản đối nó và giới báo chí thì mô tả nó bằng những từ xấu xí. Strauss vẫn tin tưởng và nỗ lực trong công cuộc kêu gọi, cũng như quảng bá cho hình ảnh về việc xây dựng cầu. Thời điểm này đô thị ở San Francisco rất phát triển, lưu lượng giao thông ngày càng nhiều và đặc biệt là xe máy qua phà từ năm 1929 khiến giao thông tắc nghẽn, nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp khiến chính quyền thành phố bắt buộc phải hành động. Một dự án xây cầu chính thức được bắt đầu phụ trách Thiết kế gồm Joseph Strauss, Irving Morrow, và Charles Ellis. Vấn đề lớn nhất bây giờ là chi phí xây cầu sẽ được lấy từ đâu ? Sự việc sụp đổ của chứng khoán Mỹ năm 1929 đã khiến vấn đề huy động kinh phí dành cho xây dựng cầu là không thể chính vì vậy việc bán trái phiếu được phê duyệt và thời điểm đó là khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên vấn đề tiếp theo là không một tổ chức nào đứng ra mua số trái phiếu đó phải đến tận năm 1930 nhà sáng lập Ngân hàng Hoa Kỳ Amadeo Giannini lúc này có trụ sở ở San Francisco đã đứng ra thay mặt ngân hàng đồng ý mua toàn bộ số trái phiếu của địa phương. Một công trình mang tính lịch sử, một di sản của San Francisco được bắt đầu từ đây. Trong khoảng thời gian 4 năm xây cầu đã có những người nằm xuống nơi Eo biển Cổng Vàng cho đến ngày Cầu Cổng Vàng chính thức được khánh thành.

Cầu được khánh thành vào 27 tháng 5 năm 1937 một ngày trọng đại của San Francisco ngay cả đích thân thị trưởng của San Francisco lúc bấy giờ cũng đến tham dự. Một công trình mang tính bước ngoặt trong ngành giao thông ở San Francisco và mở ra một chương mới đối với nền kinh tế vùng lúc này, hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ hơn, các nhà đầu tư cũng lần lượt kéo về mảnh đất San francisco để biến đô thị này trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tiểu bang California. 

Cầu Cổng Vàng cây cầu của những vụ tự tử.

Tính từ thời điểm khánh thành cầu đến ngày hôm nay đã có khoảng 1.700 người đã tìm đến tự tử tại đây. Mở đầu sau một ngày khi cầu được khánh thành đã có một vụ tự tử ở cầu. Con số này người ta cho rằng còn nhiều hơn so với thực tế được công bố bởi những nạn nhân xấu số có thể đã bị cuốn trôi ra Vịnh San Francisco và không được tìm thấy.

Đã có nhiều lời đồn về những vong hồn vất vưởng ở cầu, những người đã chết trong quá trình xây dựng cầu. Vấn đề tự từ tại Golden Gate Bridge đáng báo động đến mức cảnh báo của những nhà nghiên cứu về tự tử ở Mỹ rằng không nên công bố thêm về số vụ tự tử ở đây để tránh những người có ý định tự sát tìm đến.

Những lưới chắn thép được dựng lên nhằm giảm số người chết ở đây

Theo một cách khoa học hơn thì khả năng tử vong tại cầu cổng vàng là cực kỳ cao lên đến 98% bởi mặt cầu cách mặt nước 75 mét, khi nạn nhân chạm mặt nước phía dưới tốc độ lên đến 121 km/h. Mạng lưới an ninh được tăng cường cũng như những lưới chắn thép được giăng xunh quanh cầu nhằm giảm thiểu số vụ người chết ở đây.

Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) đã trải qua lịch sử gần 100 năm ở San Francisco là biểu tượng của thành phố, cho dù những câu chuyện ma mị xoay quanh Golden Gate Bridge càng làm thêm phần thu hút của khách du lịch đến với Vịnh San Francisco. Bạn có muốn đến đây không ? Đừng quên liên hệ mua vé máy bay đi San Francisco giá rẻ cho chúng tôi nhé.

Bài viết liên quan

Bảng giá vé máy bay đi Mỹ tháng 6

Bảng giá vé đi Mỹ tháng 6 tại phòng vé Sải Cánh (vemaybaydimy.biz.vn) mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với các hãng quốc tế cùng giá vé phải chăng. Hiện nay hành khách có thể thực hiện các chuyến bay đi từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tới các thành phố […]

Đọc thêm
Bảng giá vé máy bay đi Mỹ tháng 5

Tháng 5 đã đến, thời gian hè sắp tới với kỳ nghỉ dài sau 1 năm học tập vất vả. Quý khách đã lên kế hoạch nào cho chuyến du lịch sắp tới cho mình chưa? Hãy cùng Vemaybaydimy.biz.vn – phòng vé máy bay Sải Cánh tìm hiểu một số thông tin của các hãng […]

Đọc thêm
Bảng giá vé máy bay đi Mỹ tháng 4

Đại lý bán vé máy bay đi Mỹ xin hân hạnh gởi đến quý khách những thông tin mới nhất về các chuyến bay đi Mỹ từ các hãng hàng không quốc tế đang mở chuyến bay đến các thành phố Mỹ như New York, San Francisco, Houston, Honolulu, Miami… với giá vé 1 chiều […]

Đọc thêm
Khuyến mãi tháng 3 bay Mỹ giá rẻ

Chương trình khuyến mãi tháng 3 với hàng ngàn tấm vé khuyến mãi đi Mỹ khứ hồi hay 1 chiều từ hãng hàng không Cathay Pacific sẽ mang đến cho quý khách những lựa chọn tốt nhất cho mình với các ngày nghỉ trong tháng 3/2023 như giổ tổ Vua Hùng, 30/4 và 1/5 liên tiếp […]

Đọc thêm
Ưu đãi 11.11 đi Mỹ của Cathay Pacific

Chương trình ưu đãi 11.11 đi Mỹ của Cathay Pacific được đội ngũ nhân viên đại lý vé máy bay đi Mỹ cập nhật và gởi đến quý khách một số thông tin ưu đãi đặc biệt cho hành trình vé máy bay đi Mỹ giá từ 740 USD cho hành trình đi Mỹ. Ưu đãi 11.11 […]

Đọc thêm
Giá vé máy bay đi Mỹ hãng Asiana tháng 11

Chỉ từ 796 USD cho hành trình khứ hồi từ Việt Nam đi Mỹ của hãng hàng không Asiana tháng 11 này. Giá vé máy bay đi Mỹ hãng Asinana tháng 11 với hành trình bay khứ hồi từ HCM, Hà Nội đi New York, San Francisco, Los Angeles được đại lý vé máy bay […]

Đọc thêm